Top 7 vụ chuyển nhượng đi vào lòng đất ở Premier League

Top 7 vụ chuyển nhượng đi vào lòng đất ở Premier League

Trong lịch sử Premier League, đã có nhiều thương vụ chuyển nhượng đáng nhớ, nhưng không phải tất cả đều mang lại thành công như mong đợi. Dưới đây là danh sách 7 thương vụ chuyển nhượng thảm họa nhất trong 20 năm qua ở Premier League, với những cầu thủ không thể đáp ứng kỳ vọng và gây thất vọng lớn.

Fernando Torres (Liverpool sang Chelsea, 2011)

Sau khi trở thành một trong những tiền đạo hàng đầu thế giới tại Liverpool, Torres chuyển đến Chelsea với mức giá chuyển nhượng kỷ lục của Premier League năm 2011. Áp lực lớn cộng với việc liên tục gặp phải những chấn thương khác nhau trong thời gian thi đấu cho Chelsea đã làm gián đoạn quá trình hòa nhập và ảnh hưởng đến phong độ của anh.

Lối chơi phòng ngự phản công của Chelsea thời điểm đó cũng không thực sự phù hợp với phong cách của Torres.

Mùa giải đầu tiên của Torres ở Chelsea rất tệ với chỉ 1 bàn thắng. Và trong suốt thời gian khoác áo The Blues, anh cũng chỉ duy trì hiệu suất ghi bàn bằng một nửa so với lúc còn ở Liverpool.

Thế nhưng khá may mắn cho El Nino là ở Chelsea anh lại gặt hái được thành công lớn với 1 Champions League và 1 Europa League.

Fernando Torres misses open goal as Manchester United march on | Daily Mail Online
Pha bỏ lỡ huyền thoại đại diện cho hình ảnh của Torres ở Chelsea

Andy Carroll (Newcastle sang Liverpool, 2011)

Liverpool chi 35 triệu bảng cho Carroll, mức giá kỷ lục cho một cầu thủ người Anh vào thời điểm đó. Đội bóng thành phố cảng kỳ vọng anh sẽ thay thế Torres. Tuy nhiên, chấn thương và phong độ không ổn định khiến anh chỉ ghi được 11 bàn trong 58 trận.

Các thông số thống kê khác của Carroll đều đi xuống so với thời ở Newcastle. Không ngạc nhiên khi chân sút này dần mất đi cơ hội ra sân, bị đem cho mượn rồi bán đứt cho West Ham sau 2 mùa giải ngắn ngủi ở Liverpool.

From Torres to Carroll: A decade on from THAT deadline day - Liverpool FC - This Is Anfield
Cả Torres và Carroll đều thất bại khi chuyển tới đội bóng mới

Angel Di Maria (Real Madrid sang Manchester United, 2014)

Man Utd chi 59.7 triệu bảng cho Di Maria và trao cho tiền đạo cánh người Argentina chiếc áo số 7 huyền thoại. Màn khởi đầu của Thiên thần là rất ấn tượng với phong độ không kém gì lúc còn đỉnh cao ở Real Madrid.

Thế nhưng sự đi xuống quá nhanh chóng và khó hiểu của số 7 khiến anh chỉ chơi một mùa giải tại Old Trafford trước khi chuyển sang PSG.

Nguyên nhân có lẽ đến từ việc nhà của Di Maria từng bị đột nhập khiến tâm lý anh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi ở Man Utd thì Di Maria cũng không được đá ở vị trí sở trường và thoải mái chơi theo cách của mình. Dù không trực tiếp nói ra nhưng có những thông tin cho rằng Di Maria rất ghét Man Utd.

Sent flying by Ashley Young, telling fans to 'f*** off', pretending to drink beer - Angel Di Maria's eventful last trip to Man Utd | talkSPORT
Di Maria thể hiện thái độ thù địch với MU khi gặp lại đội bóng cũ

Alexis Sanchez (Arsenal sang Manchester United, 2018)

Được trao đổi với Henrikh Mkhitaryan, Sanchez nhận mức lương khổng lồ khi trước đó anh được đánh giá là nhân tố “gánh team” ở Arsenal trong nhiều mùa giải liên tiếp.

Cũng giống như Di Maria, Sanchez nhận số 7 huyền thoại ở MU nhưng màn thể hiện ấn tượng nhất của Sanchez tại Old Trafford có lẽ chỉ là video ra mắt CLB với tiết mục chơi đàn piano điệu nghệ. Còn ở trên sân cỏ, anh là nhân tố “tốn bóng” bậc nhất của đội; chỉ ghi được 5 bàn trong 45 trận, trở thành gánh nặng tài chính cho Man Utd.

Video Manchester United complete the signing of Alexis Sanchez
Lần duy nhất Sanchez toả sáng trong màu áo MU

Danny Drinkwater (Leicester City sang Chelsea, 2017)

Chelsea chi 35 triệu bảng cho Drinkwater sau khi anh giúp Leicester vô địch Premier League. Tuy nhiên, anh không thể tìm lại phong độ và chỉ ra sân 12 lần trong 5 năm. Sau khi rời Chelsea, Drinkwater gặp khó khăn trong việc tìm lại sự nghiệp của mình. Thậm chí vào năm 2022, anh đã phải tạm rời xa sân cỏ và làm công nhân xây dựng để kiếm sống.

Danny Drinkwater fires back at fan who said he's 'hit rock bottom' with post-retirement job
Từ nhà vô địch Premier League, Drinkwater trở thành công nhân xây dựng

Paul Pogba (Juventus sang Manchester United, 2016)

Việc Paul Pogba quay trở lại Manchester United với mức phí chuyển nhượng kỷ lục từng được xem là một thương vụ đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, sự nghiệp của tiền vệ người Pháp tại Old Trafford lại không diễn ra như kỳ vọng của nhiều người.

Dù có những khoảnh khắc tỏa sáng, Pogba không bao giờ đạt được sự ổn định xứng đáng với mức giá 89 triệu bảng. Anh thường xuyên chơi dưới sức và không duy trì được phong độ ổn định. Điều này khiến anh trở thành tâm điểm của những chỉ trích.

Chọn Ten Hag, Man Utd đã rút ra được bài học từ vụ Mourinho - Pogba
Pogba từng công khai “bật” Mourinho cả trên sân tập lẫn mạng xã hội

Ngoài ra, còn có đầy rẫy những tin đồn về việc Pogba có vấn đề về thái độ và kỷ luật, điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ của anh với các đồng đội và ban huấn luyện. Đỉnh điểm là màn “bật thầy” nổi tiếng trước Mourinho, sau cùng thì Người Đặc Biệt đã bị BLĐ trảm còn Pogba thì được giữ lại. Tuy nhiên, đó có vẻ là một quyết định sai lầm của nhà Glazer.

Nicolas Pepe (Lille sang Arsenal, 2019)

Arsenal chi 72 triệu bảng để chiêu mộ Nicolas Pepe, phá kỷ lục chuyển nhượng của CLB ở thời điểm bấy giờ đã tạo nên một cơn sốt. Thế nhưng tiền đạo người Bờ Biển Ngà không thể tỏa sáng như kỳ vọng.

Pepe là một chân rê khá tốt với khả năng dứt điểm sắc bén. Thế nhưng anh lại không phù hợp với lối chơi chung của đội và thường tỏ ra lạc lõng trên sân. Sức ép từ mức giá chuyển nhượng, những chỉ trích của CĐV cũng khiến tâm lý của số 19 chạm đáy.

Một vài khoảnh khắc toả sáng với phong cách ăn mừng thương hiệu không giúp anh thoát khỏi việc trở thành một trong những bản hợp đồng thất bại nhất của Arsenal trong lịch sử.

Nicolas Pepe: Arsenal's future is bright but what now for their record signing? | Football News | Sky Sports
Bản hợp đồng trả góp thất bại của Arsenal

Những thương vụ này không chỉ gây thất vọng cho người hâm mộ mà còn để lại bài học quý giá cho các CLB Premier League về việc đầu tư hợp lý và đánh giá kỹ lưỡng trước khi chi tiền cho cầu thủ.

Trong vài năm qua, cũng có không ít các thương vụ bom tấn trở thành bom xịt ở Premier League như Antony tới MU, Mudryk hay Kepa tới Chelsea… Thế nhưng những cái tên này vẫn còn đang thi đấu và có cơ hội để sửa sai. Hãy cùng chờ xem họ có thể trở mình và làm nên điều bất ngờ hay không.

Theo dõi: Fanpage EzScore – Livesport

Xem thêm: Kiến Thức Thể Thao

Top 7 vụ chuyển nhượng đi vào lòng đất ở Premier League

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *